Phân tích và định giá công ty- Sử dụng báo cáo tài chính
Phân tích và định giá công ty- Sử dụng báo cáo tài chính
288,000₫
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆPSử Dụng Các Báo Cáo Tài Chính Krishna G. Palepu, PhDGiáo sư quản trị kinh doanh ở Ross Graham WalkerĐại học HarvardPaul M.HealyGiáo sư quản trị kinh doanh ở James R. WillistonĐại học HarvardLỜI MỞ...
Báo cáo tài chính là nền tảng để phân tích kinh doanh. Những nhà quản trị sử dụng báo cáo tài chính để giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp so với những đối thủ; ngoại giao với những nhà đầu tư; đánh giá những chính sách được ban hành trong doanh nghiệp và để đánh giá những doanh nghiệp mới tiềm năng nhằm thực hiện “thương vụ mua lại” (một chiến lược đầu tư). Những nhà phân tích chứng khoán sử dụng báo cáo tài chính để xếp hạng và đánh giá các doanh nghiệp mà họ khuyến nghị cho khách hàng. Giới ngân hàng sử dụng báo cáo tài chính để quyết định liệu có nên nới rộng tín dụng cho khách hàng hay không và cũng để xác định kì hạn của tín dụng. Các ngân hàng đầu tư sử dụng báo cáo tài chính như là một cơ sở để thẩm định và phân tích việc mua lại toàn bộ, hay M&A. Và, những nhà tư vấn sử dụng báo cáo tài chính để làm cơ sở phân tích tính cạnh tranh của khách hàng.
Do đó, không quá ngạc nhiên, khi chúng ta thấy rằng những sinh viên ngành kinh doanh có nhu cầu rất cao trong việc tham gia vào những khóa học sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính khi phân tích kinh doanh và định giá. Mục đích của cuốn sách này là cung cấp khung lý thuyết cho sinh viên và những người đang hành nghề. Bốn lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này thành công vượt ngoài mong đợi, giúp người đọc có một khung lý thuyết vững chắc, và cuốn sách cũng đã nhận được những lời đề nghị tái xuất bản từ các khoa tài chính và kế toán ở những trường kinh doanh danh tiếng tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Những thay đổi so với lần tái bản thứ 4
Nhằm đáp lại những lời đề nghị và những nhận xét của đồng nghiệp, sinh viên và những bên liên quan khác, chúng tôi đã tập hợp những thay đổi vào trong phiên bản thứ 5 này.
Dữ liệu, phân tích và những vấn đề được cập nhật.
Để phù hợp, những bài học được rút ra từ những sự kiện có thực như là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Các chương phân tích tài chính, định giá (chương 6-8) được cập nhật và tập trung vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ ở Mỹ như là TJX và Nordstrorm. Ngoài ra, trong cuốn sách này, chúng tôi thảo luận sâu hơn về bốn yếu tố tạo nên một bản phân tích tài chính hiệu quả, bằng cách minh họa các doanh nghiệp khi bàn về phân tích chiến lược trong chương 2 và sử dụng các doanh nghiệp đó khi phân tích kế toán, phân tích tài chính và cả phân tích triển vọng ở phần sau đó.
Chúng tôi mở rộng phần đánh giá tác động của việc điều chỉnh kế toán (ở chương 4) trong phân tích doanh nghiệp bằng cách phân tích tỷ số tài chính đã hiệu chỉnh và chưa hiệu chỉnh, các phép đo dòng tiền đối với TJX và Nordstrom trong chương 4, và sử dụng những số liệu hiệu chỉnh đối với TJX trong phân tích triển vọng ở chương 6-8.
Chủ đề về phạm vi của U.S GAAP/IFRS được giới thiệu, đánh giá, và thảo luận; những ví dụ được đưa ra nhằm so sánh các doanh nghiệp được báo cáo theo U.S GAAP và IFRS, và thảo luận ngắn về những điểm khác biệt chính giữa U.S GAAP và IFRS.
Chúng tôi bàn rộng hơn về kế toán theo giá trị hợp lý, bởi vì hiện nay phương pháp kế toán này trở nên phổ biến toàn cầu và cũng vì vậy, nó đóng vai trò rất quan trọng trong khủng hoảng tài chính 2008.
Chúng tôi đã viết lại và làm cho những tranh luận về hàm ý của những phương pháp định giá trở nên dễ hiểu hơn trong chương 7 và 8.
Trong ấn bản Đề mục và Tình huống, chúng tôi thêm vào những tình huống mới được cập nhật từ trường Kinh doanh Harvard (HBS). Tổng hợp lại, chúng tôi có 27 tình huống trong ấn bản này.
Trong cuốn sách này, chúng tôi đang giới thiệu phiên bản công cụ lập mô hình BAV trực tuyến, phiên bản này cho thấy một bước tiến quan trọng về công cụ so với phiên bản dựa trên bảng tính trước đó. Công cụ lập mô hình bổ sung khung phân tích và những kĩ thuật được bàn trong cuốn sách này cho phép sinh viên dễ dàng nhập báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ ba nguồn cung cấp dữ liệu chính – Thomson One, Capital IQ và dữ liệu Compustat của dịch vụ dữ liệu nghiên cứu Wharton – cũng như nhập dữ liệu báo cáo tài chính một cách thủ công. Giao diện thân thiện cũng cho phép nhà phân tích sử dụng công cụ lập mô hình một cách dễ dàng. Công cụ giúp ích trong các hoạt động sau: (1) tổng hợp báo cáo tài chính theo chuẩn phân tích chung; (2) thực hiện phân tích kế toán như được bàn trong chương 3 và 4, để tạo ra những điều chỉnh kế toán phù hợp và tái lập báo cáo tài chính; (3) tính toán tỷ số và dòng tiền tự do như được trình bày trong chương 15; (4) tạo ra bảng báo cáo thu nhập dự phóng, bảng cân đối kế toán dự phóng và báo cáo dòng tiền dự phóng cho 15 năm tới bằng các áp dụng phương pháp trong chương 6; (5) chuẩn bị dự phóng giá trị cuối cùng nhằm sử dụng các phương pháp thu nhập bất thường, lợi nhuận bất thường và chiết khấu dòng tiền như được bàn trong chương 7 và 8; (6) đánh giá doanh nghiệp (tài sản hoặc vốn chủ sở hữu) từ những dự phóng này theo như trình bày trong chương 7 và 8. Chúng ta thấy rằng công cụ lập mô hình BAV có thể giúp sinh viên áp dụng khung lý thuyết và những kĩ thuật được nêu trong sách vào thực tiễn dễ dàng hơn, và chúng tôi cảm thấy rằng phiên bản trực tuyến mới, cùng với sự linh hoạt trong việc nhập dữ liệu và cải thiện giao diện sẽ giúp cho việc sử dụng công cụ này trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
Cuốn sách này khác với những giáo trình khác về phân tích tài chính và kinh doanh ở một số điểm. Chúng tôi giới thiệu và phát triển một khung lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiệp gồm bốn phần; bốn phần đó có sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính. Sau đó, chúng tôi chỉ ra cách thức áp dụng khung phân tích này trong nhiều trường hợp ra quyết định khác nhau.
Khung lý thuyết về phân tích
Chúng tôi mở đầu cuốn sách này bằng cách bàn về vai trò của thông tin kế toán và những định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế, và làm thế nào mà phân tích tài chính có thể tạo ra giá trị trong những thị trường hoạt động tốt (chương 1). Chúng tôi xác định 4 yếu tố, hay 4 bước phân tích báo cáo tài chính hữu hiệu.
Phân tích chiến lược kinh doanh
Phân tích kế toán
Phân tích tài chính
Phân tích triển vọng
Bước đầu tiên, phân tích chiến lược kinh doanh (chương 2) bao gồm việc hiểu về chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phân tích. Kết hợp chiến lược kinh doanh vào phân tích báo cáo tài chính là một trong những đặc điểm khác biệt của cuốn sách này. Thông thường, các cuốn sách phân tích báo cáo tài chính khác đều bỏ qua bước này. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc phân tích chiến lược kinh doanh là rất quan trọng, bởi vì nó tạo ra một nền tảng quan trọng cho việc phân tích. Phần phân tích chiến lược bàn về những công cụ hiện nay được sử dụng trong phân tích ngành, vị thế cạnh tranh của doanh, tính bền vững trong ngành và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích kế toán (chương 3 và 4) bao gồm việc xem xét cách thức những quy định và chuẩn mực kế toán mô tả chiến lược, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính; từ đó, tạo ra những phép đo hiệu quả doanh nghiệp về mặt kế toán. Trong phần phân tích kế toán, chúng tôi không nhấn mạnh đến những chuẩn mực kế toán. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp phân tích tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí. Chúng tôi tin rằng các phương pháp sẽ giúp sinh viên, thậm chí đối với các sinh viên chỉ có kiến thức cơ bản về chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán vẫn có thể đánh giá cách thức hạch toán của một doanh nghiệp và những ước tính dồn tích một cách hiệu quả cách. Tài liệu cũng được thiết kế nhằm giúp sinh viên đưa ra những điều chỉnh kế toán thay vì chỉ hoài nghi về thông tin kế toán.
Phân tích tài chính (chương 5) bao gồm phân tích tỷ số và các phép đo dòng tiền đối với hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư và hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp so với những đối thủ hay dữ liệu trước đây. Phương pháp nổi bật của chúng tôi tập trung vào sử dụng phân tích tài chính nhằm đánh giá sự hiệu quả của chiến lược kinh doanh và đưa ra những dự phóng tài chính có căn cứ.
Cuối cùng, trong phân tích triển vọng (chương 6-8) chúng tôi trình bày cách thức tạo lập những báo cáo tài chính dự phóng và cách thức sử dụng chúng để ước tính giá trị doanh nghiệp. Phần thảo luận về định giá bao gồm những mô hình chiết khấu dòng tiền cũng như những kĩ thuật nhằm liên kết giá trị với số liệu kế toán. Khi bàn về những mô hình định giá dựa theo kế toán, chúng tôi kết hợp các nghiên cứu mới nhất cùng với những phương pháp truyền thống như là: thu nhập hay bội số giá trị sổ sách để có thể áp dụng rộng hơn trong thực tiễn.
Mặc dù trong cuốn sách này, chúng tôi đi vào phân tích và định giá doanh nghiệp theo bốn bước, nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng: trong chừng mực nào đó, việc áp dụng mô hình vẫn phụ thuộc vào ngữ cảnh ra quyết định. Ví dụ, những ngân hàng có thể sử dụng phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích kế toán, phân tích tài chính và phần dự phóng trong phân tích triển vọng. Nhưng, họ lại ít quan tâm tới việc định giá một khách hàng tiềm năng.
Áp dụng khung lý thuyết vào bối cảnh ra quyết định
Phần tiếp của sách cho biết cách thức áp dụng khung lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiệp vào thực tiễn:
Phân tích các chứng khoán vốn (chương 9)
Phân tích tín dụng và dự đoán kiệt quệ tài chính (chương 10)
Phân tích mua bán và sáp nhập (chương 11)
Thông tin và quản lý (chương 12)
Đối với mỗi chủ đề này, chúng tôi trình bày phần tổng quan nhằm đưa ra một nền tảng để thảo luận. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa vào những tình huống thực tế, những chi tiết liên quan và cũng xem xét các kết quả nghiên cứu được sử dụng khi phân tích ở phần trước của sách. Ví dụ, chương về phân tích tín dụng chỉ ra cách thức ngân hàng và các tổ chức đánh giá tín dụng sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính nhằm đưa ra quyết định cho vay và đánh giá nợ phát hành ra công chúng. Chương này cũng trình bày các nghiên cứu nhằm xác định liệu doanh nghiệp có bị kiệt quệ tài chính hay không.
SỬ DỤNG CUỐN SÁCH
Chúng tôi viết ra cuốn sách sao cho phù hợp với những khóa học phân tích báo cáo tài chính của nhiều đối tượng độc giả – các sinh viên đang học MBA, những sinh viên theo chương trình Thạc sĩ kế toán, học viên trong các khóa đào tạo quản lý, những sinh viên bậc Đại học ngành tài chính và kế toán. Dựa vào độc giả, người giảng viên có thể điều chỉnh lại bố cục sách sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Để tận dụng tối đa nội dung của cuốn sách, sinh viên nên hoàn thành những khóa học căn bản về kế toán tài chính, tài chính, chiến lược kinh doanh hay kinh tế học doanh nghiệp. Trong một số chủ đề, cuốn sách này bao hàm tổng quan về những khóa học trên. Tuy nhiên, cuốn sách có thể khá khó cho những sinh viên chưa có những kiến thức nền về những lĩnh vực đó, bởi vì có một số chương không nhắc lại kiến thức nền.
Nếu cuốn sách được sử dụng cho đối tượng là những người đã đi làm, quản lý có kinh nghiệm; thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp tiếp cận thông qua bài tập tình huống và giảng thêm về lý thuyết nếu cần thiết. Khi giảng cho đối tượng ít kinh nghiệm làm việc, giảng viên nên giảng giải về lý thuyết trước, sau đó đi vào một số tình huống cơ bản và bài tập khác trong sách. Ngoài ra, giảng viên có thể sử dụng cách giảng song song, lấy tình huống để làm ví dụ và bài tập, làm rõ nội dung khái niệm. Điều này khá phù hợp khi dạy cho sinh viên ở bậc sau đại học, những người đã có kiến thức nền. Trong trường hợp đó, các tình huống được sử dụng để phân về cho các nhóm sinh viên.
LỜI CẢM ƠN
Phiên bản đầu tiên của cuốn sách được hợp tác biên soạn với bạn và đồng nghiệp của chúng tôi, Victor Bernard. Vic là Giáo sư về Kế toán của PWC và là Giám đốc trung tâm Kế toán Paton tại Đại học Michigan. Anh ấy đã qua đời vào ngày 14/11/1995. Mặc dù không còn được coi là đồng tác giả trong cuốn sách này, nhưng chúng tôi vẫn dành lời tri ân sâu sắc và lời cảm ơn chân thành cho những đóng góp của anh. Khi ấy, anh đã giúp chúng tôi trong các phần phân tích tài chính và định giá; những ý tưởng của anh vẫn hiện diện trong cuốn sách này.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Scott Renner vì những hỗ trợ nghiên cứu không ngừng nghỉ, nhận xét đến từng chương trong cuốn sách. Anh cũng là người phác họa mô hình BAV; cảm ơn sự trợ giúp của Nhóm công nghệ thông tin HBS Trenholm Ninestein, những người đã phát triển mô hình BAV; cảm ơn Chris Allen và Kathleen Ryan thuộc dịch vụ Thư viện và Kiến thức HBS vì nhữnghỗ trợ về dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp Mỹ; cảm ơn phòng nghiên cứu tại HBS vì đã phát triển nội dung sách; cuối cùng cảm ơn những sinh viên MBA (các cựu sinh viên và các sinh viên hiện tại) đã gợi ý những ý tưởng và cải thiện phần trình bày của sách.
Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp (những người đã có phản hồi, khi chúng tôi hoàn thành phiên bản này). Patricia Beckenholdt, Đại học Marrylandl Tymothy P. Dimond, Đại học Bắc Illinois; Jocelyn Kauffunger, Đại học Pittsburgh; Suneel Maheshwari, Đại học Marshall; K. K. Raman, Đại học Bắc Texas; Lori Smith, Đại học Nam California; Vic Stanton, Đại học California, Berkeley; Charles Wasley, Đại học Rochester.
Chúng tôi cũng tri ân tới Laurie Palepu và Deborah Marlino bởi vì họ đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong suốt dự án. Lời cảm ơn chân thành cũng được dành cho Rob Dewey và Matt Filimonov bởi vì họ có vai trò chủ biên trong cuốn sách này, dành cho những người đồng nghiệp và dành cho Craig Avery và Heather Mooney ở Cengage và Kalpana Venkatramani, quản lý dự án tại PremediaGlobal; đây là những người đã giúp tiếp thị, phát triển và giúp đỡ trong quá trình hoàn thành sách. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, gia đình những người đã khuyến khích hỗ trợ chúng tôi trong suốt dự án này.
CÁC TÁC GIẢ
Krish G. Palepu, là giáo sư quản trị kinh doanh ở Ross Graham Walker và là Phó phòng Cao cấp của Trung tâm phát triển quốc tế tại Trường Kinh doanh Harvard (HBS), Đại học Harvard. Ông cũng là cố vấn cao cấp cho Chủ tịch phòng Chiến lược Quốc tế tại Đại học Harvard. Ngoài những vị trí lãnh đạo đã nêu, Professor Palepu cũng nắm giữ nhiều những vị trí trong trường, bao gồm Phó phòng Cao cấp, Giám đốc Nghiên cứu và Ban quản trị.
Các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy hiện nay của Giáo sư Palepu tập trung vào chiến lược và quản trị. Trong lĩnh vực chiến lược, trọng tâm của ông là toàn cầu hóa và các thị trường mới nổi. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách thuộc chủ đề này, cuốn sách có tên Winning in Emerging Markets: A Road Map for Strategy and Execution. Ông cũng giảng dạy khóa học MBA năm hai, “Toàn cầu hóa ở các thị trường mới nổi”. Ngoài ra, giáo sư Palepu cũng là chủ tọa của những chương trình đào tạo quản lý ở HBS, “Chương trình CEOs toàn cầu ở Trung Quốc” và “Xây dựng Kinh doanh ở các Thị trường mới nổi”.
Ở lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, công việc của giáo sư Palepu là tập trung vào phân tích ban quản trị và chiến lược. Giáo sư Palepu giảng dạy trong một số chương trình đào tạo quản lý ở HBS, với mục tiêu của các chương trình là: ”Làm thế nào để tạo ra ban quản trị doanh nghiệp hiệu quả”, “Ban kiểm soát trong kỉ nguyên Quản lý”, “Ban chính sách thưởng: Những thách thức mới và những giải pháp mới”. Giáo sư Palepu cũng phục vụ trong một số doanh nghiệp tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Ông cũng là chủ biên cho những tạp chí học thuật hàng đầu và cũng là chuyên gia tư vấn trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, ông còn là nhà nghiên cứu tại National Bureau of Economic Research (NBER).
Giáo sư Palepu có bằng Tiến sĩ quản lý của Học viện công nghệ Massachusetts và bằng Tiến sĩ danh dự tại học Kinh doanh và Quản lý Helsinki.
Paul M.Healy, giáo sư quản trị kinh doanh ở James R. Williston, Phó phòng Cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Harvard (HBS), Đại học Harvard. Giáo sư Healy trở thành Giáo sư quản trị Kinh doanh tại HBS vào năm 1997. Sở thích nghiên cứu và giảng dạy chính của ông bao gồm: quản trị doanh nghiệp và kế toán, nghiên cứu vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, phân tích chiến lược tài chính và báo cáo tài chính. Giáo sư Healy giảng dạy một số chương trình đào tạo quản lý và cũng là đồng chủ biên sách Strategic Financial Analysis for Business Evaluation. Giáo sư Healy nhận được bằng danh dự (Top đầu) về mảng Kế toán và Tài chính tại Trường đại học Victoria, New Zealand, 1977; bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Rochester, 1981; bằng Tiến sĩ kinh doanh tại Đại học Rochester, 1983 và là CPA New Zealand. Ở New Zealand, giáo sư Healy làm việc cho Arthur Young và ICI. Trước khi đến với Harvard, Giáo sư Healy dành ra 14 năm tại khoa quản lý Học viện công nghệ Massachusetts, tại đây ông đã nhận những giải thưởng vinh danh công tác giảng dạy xuất sắc (1991, 1992 và 1997). Từ năm 1993 đến 1994, ông là phó trưởng Khoa; từ năm 1999 đến 1995, ông là giáo sư thỉnh giảng tại Trường kinh doanh London và Trường kinh doanh Harvard.
Nghiên cứu của giáo sư Healy tập trung vào hiệu quả của nhà phân tích tài chính, quản trị doanh nghiệp, hiệu quả sáp nhập, bản thuyết minh của doanh nghiệp và các quyết định báo cáo tài chính của nhà quản lý. Những nghiên cứu của ông được công bố trên các tạp chí hàng đầu về kế toán và tài chính. Vào năm 1990, bào báo “The Effect of Bonus Schemes on Accounting Decisions”, được công bố trên Journal of Accounting and Economics, đã đạt được giải cống hiến nổi tiếng của AICPA/AAA. Cuốn sách Phân tích và định giá doanh nghiệp (Business Analysis and Valuation) được giả thưởng Danh hiệu Medal Wildman của AICPA/AAA cho những cống hiến năm 1997 và giải cống hiến nổi tiếng của AICPA/AAA vào năm 1998.
PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
Sử Dụng Các Báo Cáo Tài Chính
Krishna G. Palepu, PhD
Giáo sư quản trị kinh doanh ở Ross Graham Walker
Đại học Harvard
Paul M.Healy
Giáo sư quản trị kinh doanh ở James R. Williston
Đại học Harvard
LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo tài chính là nền tảng để phân tích kinh doanh. Những nhà quản trị sử dụng báo cáo tài chính để giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp so với những đối thủ; ngoại giao với những nhà đầu tư; đánh giá những chính sách được ban hành trong doanh nghiệp và để đánh giá những doanh nghiệp mới tiềm năng nhằm thực hiện “thương vụ mua lại” (một chiến lược đầu tư). Những nhà phân tích chứng khoán sử dụng báo cáo tài chính để xếp hạng và đánh giá các doanh nghiệp mà họ khuyến nghị cho khách hàng. Giới ngân hàng sử dụng báo cáo tài chính để quyết định liệu có nên nới rộng tín dụng cho khách hàng hay không và cũng để xác định kì hạn của tín dụng. Các ngân hàng đầu tư sử dụng báo cáo tài chính như là một cơ sở để thẩm định và phân tích việc mua lại toàn bộ, hay M&A. Và, những nhà tư vấn sử dụng báo cáo tài chính để làm cơ sở phân tích tính cạnh tranh của khách hàng.
Do đó, không quá ngạc nhiên, khi chúng ta thấy rằng những sinh viên ngành kinh doanh có nhu cầu rất cao trong việc tham gia vào những khóa học sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính khi phân tích kinh doanh và định giá. Mục đích của cuốn sách này là cung cấp khung lý thuyết cho sinh viên và những người đang hành nghề. Bốn lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này thành công vượt ngoài mong đợi, giúp người đọc có một khung lý thuyết vững chắc, và cuốn sách cũng đã nhận được những lời đề nghị tái xuất bản từ các khoa tài chính và kế toán ở những trường kinh doanh danh tiếng tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Những thay đổi so với lần tái bản thứ 4
Nhằm đáp lại những lời đề nghị và những nhận xét của đồng nghiệp, sinh viên và những bên liên quan khác, chúng tôi đã tập hợp những thay đổi vào trong phiên bản thứ 5 này.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
Cuốn sách này khác với những giáo trình khác về phân tích tài chính và kinh doanh ở một số điểm. Chúng tôi giới thiệu và phát triển một khung lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiệp gồm bốn phần; bốn phần đó có sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính. Sau đó, chúng tôi chỉ ra cách thức áp dụng khung phân tích này trong nhiều trường hợp ra quyết định khác nhau.
Khung lý thuyết về phân tích
Chúng tôi mở đầu cuốn sách này bằng cách bàn về vai trò của thông tin kế toán và những định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế, và làm thế nào mà phân tích tài chính có thể tạo ra giá trị trong những thị trường hoạt động tốt (chương 1). Chúng tôi xác định 4 yếu tố, hay 4 bước phân tích báo cáo tài chính hữu hiệu.
Bước đầu tiên, phân tích chiến lược kinh doanh (chương 2) bao gồm việc hiểu về chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phân tích. Kết hợp chiến lược kinh doanh vào phân tích báo cáo tài chính là một trong những đặc điểm khác biệt của cuốn sách này. Thông thường, các cuốn sách phân tích báo cáo tài chính khác đều bỏ qua bước này. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc phân tích chiến lược kinh doanh là rất quan trọng, bởi vì nó tạo ra một nền tảng quan trọng cho việc phân tích. Phần phân tích chiến lược bàn về những công cụ hiện nay được sử dụng trong phân tích ngành, vị thế cạnh tranh của doanh, tính bền vững trong ngành và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích kế toán (chương 3 và 4) bao gồm việc xem xét cách thức những quy định và chuẩn mực kế toán mô tả chiến lược, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính; từ đó, tạo ra những phép đo hiệu quả doanh nghiệp về mặt kế toán. Trong phần phân tích kế toán, chúng tôi không nhấn mạnh đến những chuẩn mực kế toán. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp phân tích tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí. Chúng tôi tin rằng các phương pháp sẽ giúp sinh viên, thậm chí đối với các sinh viên chỉ có kiến thức cơ bản về chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán vẫn có thể đánh giá cách thức hạch toán của một doanh nghiệp và những ước tính dồn tích một cách hiệu quả cách. Tài liệu cũng được thiết kế nhằm giúp sinh viên đưa ra những điều chỉnh kế toán thay vì chỉ hoài nghi về thông tin kế toán.
Phân tích tài chính (chương 5) bao gồm phân tích tỷ số và các phép đo dòng tiền đối với hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư và hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp so với những đối thủ hay dữ liệu trước đây. Phương pháp nổi bật của chúng tôi tập trung vào sử dụng phân tích tài chính nhằm đánh giá sự hiệu quả của chiến lược kinh doanh và đưa ra những dự phóng tài chính có căn cứ.
Cuối cùng, trong phân tích triển vọng (chương 6-8) chúng tôi trình bày cách thức tạo lập những báo cáo tài chính dự phóng và cách thức sử dụng chúng để ước tính giá trị doanh nghiệp. Phần thảo luận về định giá bao gồm những mô hình chiết khấu dòng tiền cũng như những kĩ thuật nhằm liên kết giá trị với số liệu kế toán. Khi bàn về những mô hình định giá dựa theo kế toán, chúng tôi kết hợp các nghiên cứu mới nhất cùng với những phương pháp truyền thống như là: thu nhập hay bội số giá trị sổ sách để có thể áp dụng rộng hơn trong thực tiễn.
Mặc dù trong cuốn sách này, chúng tôi đi vào phân tích và định giá doanh nghiệp theo bốn bước, nhưng chúng tôi cũng nhận ra rằng: trong chừng mực nào đó, việc áp dụng mô hình vẫn phụ thuộc vào ngữ cảnh ra quyết định. Ví dụ, những ngân hàng có thể sử dụng phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích kế toán, phân tích tài chính và phần dự phóng trong phân tích triển vọng. Nhưng, họ lại ít quan tâm tới việc định giá một khách hàng tiềm năng.
Áp dụng khung lý thuyết vào bối cảnh ra quyết định
Phần tiếp của sách cho biết cách thức áp dụng khung lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiệp vào thực tiễn:
Đối với mỗi chủ đề này, chúng tôi trình bày phần tổng quan nhằm đưa ra một nền tảng để thảo luận. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa vào những tình huống thực tế, những chi tiết liên quan và cũng xem xét các kết quả nghiên cứu được sử dụng khi phân tích ở phần trước của sách. Ví dụ, chương về phân tích tín dụng chỉ ra cách thức ngân hàng và các tổ chức đánh giá tín dụng sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính nhằm đưa ra quyết định cho vay và đánh giá nợ phát hành ra công chúng. Chương này cũng trình bày các nghiên cứu nhằm xác định liệu doanh nghiệp có bị kiệt quệ tài chính hay không.
SỬ DỤNG CUỐN SÁCH
Chúng tôi viết ra cuốn sách sao cho phù hợp với những khóa học phân tích báo cáo tài chính của nhiều đối tượng độc giả – các sinh viên đang học MBA, những sinh viên theo chương trình Thạc sĩ kế toán, học viên trong các khóa đào tạo quản lý, những sinh viên bậc Đại học ngành tài chính và kế toán. Dựa vào độc giả, người giảng viên có thể điều chỉnh lại bố cục sách sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Để tận dụng tối đa nội dung của cuốn sách, sinh viên nên hoàn thành những khóa học căn bản về kế toán tài chính, tài chính, chiến lược kinh doanh hay kinh tế học doanh nghiệp. Trong một số chủ đề, cuốn sách này bao hàm tổng quan về những khóa học trên. Tuy nhiên, cuốn sách có thể khá khó cho những sinh viên chưa có những kiến thức nền về những lĩnh vực đó, bởi vì có một số chương không nhắc lại kiến thức nền.
Nếu cuốn sách được sử dụng cho đối tượng là những người đã đi làm, quản lý có kinh nghiệm; thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp tiếp cận thông qua bài tập tình huống và giảng thêm về lý thuyết nếu cần thiết. Khi giảng cho đối tượng ít kinh nghiệm làm việc, giảng viên nên giảng giải về lý thuyết trước, sau đó đi vào một số tình huống cơ bản và bài tập khác trong sách. Ngoài ra, giảng viên có thể sử dụng cách giảng song song, lấy tình huống để làm ví dụ và bài tập, làm rõ nội dung khái niệm. Điều này khá phù hợp khi dạy cho sinh viên ở bậc sau đại học, những người đã có kiến thức nền. Trong trường hợp đó, các tình huống được sử dụng để phân về cho các nhóm sinh viên.
LỜI CẢM ƠN
Phiên bản đầu tiên của cuốn sách được hợp tác biên soạn với bạn và đồng nghiệp của chúng tôi, Victor Bernard. Vic là Giáo sư về Kế toán của PWC và là Giám đốc trung tâm Kế toán Paton tại Đại học Michigan. Anh ấy đã qua đời vào ngày 14/11/1995. Mặc dù không còn được coi là đồng tác giả trong cuốn sách này, nhưng chúng tôi vẫn dành lời tri ân sâu sắc và lời cảm ơn chân thành cho những đóng góp của anh. Khi ấy, anh đã giúp chúng tôi trong các phần phân tích tài chính và định giá; những ý tưởng của anh vẫn hiện diện trong cuốn sách này.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Scott Renner vì những hỗ trợ nghiên cứu không ngừng nghỉ, nhận xét đến từng chương trong cuốn sách. Anh cũng là người phác họa mô hình BAV; cảm ơn sự trợ giúp của Nhóm công nghệ thông tin HBS Trenholm Ninestein, những người đã phát triển mô hình BAV; cảm ơn Chris Allen và Kathleen Ryan thuộc dịch vụ Thư viện và Kiến thức HBS vì nhữnghỗ trợ về dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp Mỹ; cảm ơn phòng nghiên cứu tại HBS vì đã phát triển nội dung sách; cuối cùng cảm ơn những sinh viên MBA (các cựu sinh viên và các sinh viên hiện tại) đã gợi ý những ý tưởng và cải thiện phần trình bày của sách.
Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp (những người đã có phản hồi, khi chúng tôi hoàn thành phiên bản này). Patricia Beckenholdt, Đại học Marrylandl Tymothy P. Dimond, Đại học Bắc Illinois; Jocelyn Kauffunger, Đại học Pittsburgh; Suneel Maheshwari, Đại học Marshall; K. K. Raman, Đại học Bắc Texas; Lori Smith, Đại học Nam California; Vic Stanton, Đại học California, Berkeley; Charles Wasley, Đại học Rochester.
Chúng tôi cũng tri ân tới Laurie Palepu và Deborah Marlino bởi vì họ đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong suốt dự án. Lời cảm ơn chân thành cũng được dành cho Rob Dewey và Matt Filimonov bởi vì họ có vai trò chủ biên trong cuốn sách này, dành cho những người đồng nghiệp và dành cho Craig Avery và Heather Mooney ở Cengage và Kalpana Venkatramani, quản lý dự án tại PremediaGlobal; đây là những người đã giúp tiếp thị, phát triển và giúp đỡ trong quá trình hoàn thành sách. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, gia đình những người đã khuyến khích hỗ trợ chúng tôi trong suốt dự án này.
CÁC TÁC GIẢ
Krish G. Palepu, là giáo sư quản trị kinh doanh ở Ross Graham Walker và là Phó phòng Cao cấp của Trung tâm phát triển quốc tế tại Trường Kinh doanh Harvard (HBS), Đại học Harvard. Ông cũng là cố vấn cao cấp cho Chủ tịch phòng Chiến lược Quốc tế tại Đại học Harvard. Ngoài những vị trí lãnh đạo đã nêu, Professor Palepu cũng nắm giữ nhiều những vị trí trong trường, bao gồm Phó phòng Cao cấp, Giám đốc Nghiên cứu và Ban quản trị.
Các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy hiện nay của Giáo sư Palepu tập trung vào chiến lược và quản trị. Trong lĩnh vực chiến lược, trọng tâm của ông là toàn cầu hóa và các thị trường mới nổi. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách thuộc chủ đề này, cuốn sách có tên Winning in Emerging Markets: A Road Map for Strategy and Execution. Ông cũng giảng dạy khóa học MBA năm hai, “Toàn cầu hóa ở các thị trường mới nổi”. Ngoài ra, giáo sư Palepu cũng là chủ tọa của những chương trình đào tạo quản lý ở HBS, “Chương trình CEOs toàn cầu ở Trung Quốc” và “Xây dựng Kinh doanh ở các Thị trường mới nổi”.
Ở lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, công việc của giáo sư Palepu là tập trung vào phân tích ban quản trị và chiến lược. Giáo sư Palepu giảng dạy trong một số chương trình đào tạo quản lý ở HBS, với mục tiêu của các chương trình là: ”Làm thế nào để tạo ra ban quản trị doanh nghiệp hiệu quả”, “Ban kiểm soát trong kỉ nguyên Quản lý”, “Ban chính sách thưởng: Những thách thức mới và những giải pháp mới”. Giáo sư Palepu cũng phục vụ trong một số doanh nghiệp tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Ông cũng là chủ biên cho những tạp chí học thuật hàng đầu và cũng là chuyên gia tư vấn trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, ông còn là nhà nghiên cứu tại National Bureau of Economic Research (NBER).
Giáo sư Palepu có bằng Tiến sĩ quản lý của Học viện công nghệ Massachusetts và bằng Tiến sĩ danh dự tại học Kinh doanh và Quản lý Helsinki.
Paul M.Healy, giáo sư quản trị kinh doanh ở James R. Williston, Phó phòng Cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Harvard (HBS), Đại học Harvard. Giáo sư Healy trở thành Giáo sư quản trị Kinh doanh tại HBS vào năm 1997. Sở thích nghiên cứu và giảng dạy chính của ông bao gồm: quản trị doanh nghiệp và kế toán, nghiên cứu vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, phân tích chiến lược tài chính và báo cáo tài chính. Giáo sư Healy giảng dạy một số chương trình đào tạo quản lý và cũng là đồng chủ biên sách Strategic Financial Analysis for Business Evaluation. Giáo sư Healy nhận được bằng danh dự (Top đầu) về mảng Kế toán và Tài chính tại Trường đại học Victoria, New Zealand, 1977; bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Rochester, 1981; bằng Tiến sĩ kinh doanh tại Đại học Rochester, 1983 và là CPA New Zealand. Ở New Zealand, giáo sư Healy làm việc cho Arthur Young và ICI. Trước khi đến với Harvard, Giáo sư Healy dành ra 14 năm tại khoa quản lý Học viện công nghệ Massachusetts, tại đây ông đã nhận những giải thưởng vinh danh công tác giảng dạy xuất sắc (1991, 1992 và 1997). Từ năm 1993 đến 1994, ông là phó trưởng Khoa; từ năm 1999 đến 1995, ông là giáo sư thỉnh giảng tại Trường kinh doanh London và Trường kinh doanh Harvard.
Nghiên cứu của giáo sư Healy tập trung vào hiệu quả của nhà phân tích tài chính, quản trị doanh nghiệp, hiệu quả sáp nhập, bản thuyết minh của doanh nghiệp và các quyết định báo cáo tài chính của nhà quản lý. Những nghiên cứu của ông được công bố trên các tạp chí hàng đầu về kế toán và tài chính. Vào năm 1990, bào báo “The Effect of Bonus Schemes on Accounting Decisions”, được công bố trên Journal of Accounting and Economics, đã đạt được giải cống hiến nổi tiếng của AICPA/AAA. Cuốn sách Phân tích và định giá doanh nghiệp (Business Analysis and Valuation) được giả thưởng Danh hiệu Medal Wildman của AICPA/AAA cho những cống hiến năm 1997 và giải cống hiến nổi tiếng của AICPA/AAA vào năm 1998.